Kiểm toán và tư vấn tại Hà Nam

Kiểm toán và tư vấn tại Hà Nam

Giới thiệu chung về Hà Nam

Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km (là cửa ngõ phía Nam của thủ đô), phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.

Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như: Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 38. Hơn 4.000 km đường bộ bao gồm các đường Quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa. Hơn 200 km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thành phố Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Đặc điểm địa hình và khí hậu của Hà Nam

Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng; cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Vùng đồng bằng có diện tích đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu, là tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch sinh thái. Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi.

Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến. Tổng giờ nắng trung bình khoảng 1.100 – 1.200 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.700 – 2.200 mm, song lượng mưa không đều tập trung 70% lượng mưa cả năm vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa khô lạnh.

Những lĩnh vực kinh tế lợi thế của Hà Nam

Công nghiệp chủ đạo của tỉnh là xi măng, vật liệu xây dựng. Công nghiệp dệt may và tiểu thủ công nghiệp với làng nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên chuyên dệt lụa tơ tằm, đũi, quy mô hiện tại có 500 khung dệt, công suất đạt từ 850.000 – 1.000.000 mét lụa/năm; làng nghề dệt vải xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân chuyên sản xuất vải, khăn tắm, khăn ăn các loại; làng nghề thêu ren thủ công xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm với các sản phẩm thêu chăn, ga, gối, đệm, khăn ăn, khăn trang trí,… chủ yếu xuất sang châu Âu và Bắc Á (doanh thu mỗi năm làng nghề đạt 25 -30 tỷ đồng). Mây tre giang đan ở Hoàng Đông, Duy Tiên với các sản phẩm chủ yếu là hàng mây, giang, đan thủ công, thị trường tiêu thụ là ở châu Âu, châu Mỹ và một phần Bắc Á. Nghề sừng thủ công mỹ nghệ ở xã An Lão – Bình Lục, dùng nguyên liệu sừng động vật để chế tác ra các vật dụng trang trí, đồ dùng sinh hoạt, thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm là Đông Âu, Bắc Á, doanh thu bình quân 1 năm từ 2 – 3 tỷ đồng.

Đặc sản của Hà Nam

Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý

Bánh cuốn vốn là thức bánh quen thuộc của người dân khắp nơi nhưng bánh cuốn Phủ Lý có hương vị rất riêng, gần gũi với ẩm thực Hà Nội, nhẹ nhàng mà tinh tế.

Bánh cuốn Phủ Lý thường là loại bánh không nhân, ăn kèm với chả nướng. Để làm nên những miếng chả thơm ngậy, người ta tẩm ướp thịt với gia vị rồi xiên vào que tre trên than hồng chứ không nướng đại trà trong vỉ sắt. Món ăn tuyệt ngon khi thêm vài giọt tinh dầu cà cuống. Đây là món ăn không thể bỏ qua cho những người khởi động hành trình ở Hà Nội và dừng lại Hà Nam để điểm tâm sáng.

Mắm cáy Bình Lục

Ở Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng… thế nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục. Mắm cáy được chế biến công phu. Những con cáy nhỏ được lột yếm, bóc trắng, giã cho thật nhuyễn, trộn muối rồi đem ủ kín trong vại. Sự cầu kỳ của món ăn đòi hỏi người dân phải phơi đủ nắng, đủ sương sao cho thật ngấu mới đem dùng.

Cá kho niêu đất Vũ Đại

Cá kho là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình song cá kho Hà Nam tạo được thương hiệu riêng nhờ khâu chế biến cầu kỳ cùng hương vị hấp dẫn. Nguyên liệu được chọn làm món ăn thường là cá trắm đen, làm sạch rồi đặt vào niêu đất. Dưới niêu được lót lớp riềng nhằm tránh cá bị cháy khi kho suốt 10 – 12 giờ. Cá kho đúng điệu khi khúc cá có màu nâu sậm, thịt mềm, xương tan… ăn không phải bỏ đi chút nào.

Rượu làng Vọc

Làng Vọc có nghề nấu rượu gạo truyền thống. Bao đời truyền nối, họ vẫn chỉ trung thành với một công thức chưng cất rượu: nấu bằng gạo ủ men ta – thứ men gồm 36 vị thuốc Bắc.

Dù tốn nhiều công và số lượng rượu làm ra không nhiều như các quy trình công nghiệp hơn nhưng đổi lại, rượu làng Vọc an toàn và tạo danh tiếng riêng. Chỉ cần mở nắp chai rượu làng Vọc ra là ngửi thơm ngào ngạt hương gạo, vị đậm đà, ngọt mà không say, không đau đầu.

Chuối ngự Đại Hoàng

Nổi tiếng là đặc sản tiến vua, chuối ngự vùng chiêm không giống như chuối ngự trâu quả to, ăn nhạt. Buồng chuối khá nhỏ nhưng rất đẹp, quả căng tròn, vàng óng, cuống xanh, đầu ruồi có 3 chiếc tua cong đẹp mắt. Khi ăn, chuối có vị ngọt, hương thơm, càng ăn càng thấy ngon.

Bún Tái Kênh

Làng Tái Kênh ghi tên trong bản đồ ẩm thực bằng món bún dẻo dai nức tiếng. Bún Tái Kênh trắng, trong, săn sợi và không dùng chất bảo quản. Qua nhiều giai đoạn ngâm gạo, xay gạo, nhào nặn bột, luộc, giã theo bí truyền riêng của gia đình, dòng họ trong làng mà mới có thành quả là những lá bún, vắt bún ngon lành.

Bún Tái Kênh được người dân trong vùng và các khu lân cận rất ưa chuộng. Người ta hay bảo nhau, bún này ăn với mắm cũng thấy ngon là có lý do của nó.

Quýt Lý Nhân

Quýt Lý Nhân quả dẹt, vỏ giòn, mỏng, khi chín màu vàng ươm. Quýt vùng này mọng nước bên trong và nhiều tinh dầu bên ngoài. Dùng tay bóc vỏ thấy mùi thanh mát tỏa ra dễ chịu.

Quýt Lý Nhân nổi tiếng khắp nơi không những trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới và cũng ừng dùng làm đặc sản tiến vua khi xưa. Vì thế, qua Hà Nam mùa quýt, nên tranh thủ thưởng thức món ngon đặc biệt trong thiên hạ.

Công ty Kiểm toán và Tư vấn thuế tại Hà Nam

Nếu Quý vị đang cần tìm Công ty Kiểm toán hoặc Công ty tư vấn thuế tại Hà Nam thì Quý vị hãy liên hệ với Công ty Kiểm toán và Tư vấn Kreston (VN). Chúng tôi có kinh nghiệm kiểm toán và tư vấn cho rất nhiều khách hàng tại Hà Nam.

Với các dịch vụ thế mạnh như kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), dịch vụ soát xét thuế, dịch vụ chuyển giá, dịch vụ thẩm định giá.. Công ty Kiểm toán và Tư vấn Kreston (VN) hy vọng sẽ góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp tại Hà Nam nói riêng và nền kinh tế Hà Nam nói chung.

Share this post